Xưởng sản xuất gốm sứ – Công ty sản xuất gốm sứ Bát Tràng tại Campuchia

Sơ lược về nghệ thuật gốm sứ truyền thống

Không chỉ là vật dụng quen thuộc hàng ngày, gốm Bát Tràng còn mang trong mình cả tinh hoa của làng nghề truyền thống Việt Nam. Với những doanh nghiệp đang tìm kiếm đối tác cung cấp gốm Bát Tràng làm quà tặng, việc tìm kiếm xưởng sản xuất gốm sứ – Công ty sản xuất gốm sứ Bát Tràng tại Campuchia uy tín với giá tốt là điều vô cùng quan trọng.

Xưởng sản xuất gốm sứ – Công ty sản xuất gốm sứ Bát Tràng tại Campuchia

Tính đến nay, gốm Việt Nam đã có lịch sử lâu đời trên dưới hàng vạn năm. Ở thời nguyên thủy, gốm chủ yếu là những vật dụng hàng ngày do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ những nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống như chứa thực phẩm, chất lỏng, dùng đun nấu… Kỹ thuật trang trí gốm đất nung thời kỳ này rất thô sơ, đơn giản, chỉ là hoa văn gạch chéo hoặc hình sóng.

Chén ăn bát tràng

Đến thời đại kim khí, kỹ thuật bàn xoay ra đời góp phần thúc đẩy đáng kể cho sự phát triển của gốm Việt Nam. Nhờ có bàn xoay mà công việc ở các xưởng sản xuất gốm sứ, công việc chế tác gốm trở nên đơn giản hơn nhiều, cũng từ đó người thợ thủ công có thể sáng tạo đa dạng hơn về kiểu dáng và đường nét trang trí làm cho các loại hình gốm càng phong phú. Những hình ảnh sáng tạo như hoa, lá, công, phượng, mây, nước đều được xuất hiện trên các sản phẩm gốm sứ. Thời kỳ Lý – Trần, sự ra đời của gốm men ngọc không chỉ làm phong phú các loại hình gốm Việt mà còn đưa gốm sứ bước lên một tầm cao mới, trở thành một thứ hàng hóa cao cấp. Những người thợ thủ công thời kỳ này còn có bước tiến vượt bậc trong chế tác với kỹ thuật khắc chìm và chạm nổi trên bề mặt gốm. Nhờ đó, sản phẩm gốm thời Lý – Trần được các thương gia từ nhiều nước láng giềng (Nhật Bản, Indonesia, Phillippin…) đánh giá rất cao và tìm sang nước ta mua bán, trao đổi.

Tuy nhiên, nhắc đến thời kỳ gốm Việt Nam phát triển đỉnh cao nhất trong lịch sử là dưới thời Lê (thế kỷ XV-XVIII). Lúc này, nghề làm đồ gốm là một trong những nghề thủ công quan trọng nhất đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế. Nhiều làng nghề gốm đã ra đời và có tính chuyên môn hóa cao như làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Thổ Hà… Những người thợ thủ công với niềm đam mê mãnh liệt đã không ngừng sáng tạo, tìm kiếm nhiều cách thức thể hiện khác nhau, đa dạng từ mẫu mã đến hình dạng gốm, khám phá để tìm ra các loại men mới. Lúc này dòng gốm men ngọc, men hoa nâu, men hoa lam được nâng tầm với những trang trí mang chất hội họa phóng khoáng…

Gốm Bát Tràng – tinh hoa của nghệ thuật gốm sứ dân tộc

Làng gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề gốm truyền thống nổi tiếng nhất cả nước. Làng nằm ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thành phố Hà Nội 18km về hướng Đông Nam. Sở dĩ có cái tên “Bát Tràng” là trên cơ sở ghép tên 2 địa danh là Bồ Bát và Minh Tràng. Theo nhiều giai thoại, các dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh bao gồm họ Trần, Vương, Lê, Phạm cùng với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng đã tập hợp lại và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng. Do đó, nguyên gốc của làng nghề này là sản xuất gốm từ đất sét trắng. Từ thời điểm đó, ở đây đã quy tụ được nhiều người từ những dòng họ có tay nghề cao như ở Ninh Bình và Thanh Hóa ra lập nghiệp.

Từ nhiều thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã được đưa vào danh sách hàng hóa cao cấp, quý hiếm nhưng ngày đó quý phần nhiều là đồ thờ như chân đèn, lư hương, bình hoa… Về sau, do thị hiếu mở rộng, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã đa dạng nhiều dòng sản phẩm hơn, trở nên gần gũi hơn, đi vào nếp sinh hoạt thường nhật của người dân từ cái bát, cái đĩa, bình, lọ…

Trải qua hơn 400 năm tồn tại và phát triển không ngừng, đến nay, gốm Bát Tràng sản xuất nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng. Các loại gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ, gốm xây dựng cao cấp đã dần được sản xuất nhiều hơn đồ gốm gia dụng. Theo nhiều thợ thủ công tại làng nghề, những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được chế tác riêng khi có khách đặt hoặc để trùng tu phục chế các di tích cổ.

Phân loại sản phẩm gốm sứ Bát Tràng

Do công đoạn tạo dáng sản phẩm đều được làm bằng tay nên gốm sứ Bát Tràng có xương gốm dày, chắc khỏe và trọng lượng khá nặng. Đây cũng là điểm khác biệt của dòng gốm này so với các làng nghề khác. Lớp men thường ngả màu ngà, đục. Gốm Bát Tràng còn sở hữu nhiều dòng men riêng độc đáo, mang đậm tính nghệ thuật như men xanh rêu, men trắng, nâu, men xanh rạn và cốt gốm xốp màu mâu xám.

Dựa vào công năng sử dụng, có thể phân chia đồ gốm Bát Tràng như sau:

– Đồ gốm gia dụng: bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, ang, chén bát, khay trà, ấm, điếu, bình vôi, lọ, choé và hũ.

– Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, mâm gốm, kiếm.

– Đồ gốm trang trí: gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng linh thú như tượng nghê, tượng ngựa, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng, cùng với tượng các vị Di Lặc, tượng Kim Cang…

Các loại men đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng

– Men nâu: Là loại men sử dụng đầu tiên trên chất liệu gốm Bát Tràng, với sắc độ màu đậm hay nhạt phụ thuộc vào xương gốm. Đặc trưng của loại men này là không bóng, bề mặt thường có đường sần, thường được dùng để làm chân đèn, khạp, chậu, âu, đĩa…. Men nâu thường được kết hợp với nhiều màu men độc đáo khác tạo nên các sắc độ rất phong phú.

– Men trắng (ngà): Màu trắng, xám, sữa đục, thỉnh thoảng ngả sang ngà, có độ bóng khi nung tới nhiệt độ cao. Men trắng ngà thường dùng phủ lên bên ngoài men lam hoặc men nâu. Đây là loại men được dùng phổ biến nhất tại các xưởng sản xuất gốm sứ – Công ty sản xuất gốm sứ Bát Tràng tại Campuchia và khắp cả nước. 

– Men lam: Loại men này được sử dụng sớm nhất tại làng Bát Tràng. Màu lam độc đáo được tạo nên từ sự kết hợp của men gốm và oxit coban nên có màu xanh rất đặc trưng, với đủ các sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm. Tuy nhiên men lam không được để trần như các loại men khác mà luôn được phủ thêm lớp men màu trắng bóng có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung để bảo vệ.

– Men rạn: Đây thực sự là nghệ thuật từ sự không hoàn hảo. Nó được tạo ra do sự co giãn giữa xương gốm và men ở những nhiệt độ khác nhau, tạo nên những đường rạn độc đáo. Dòng gốm men rạn có giá thành rất phải chăng, do đó được nhiều người ưa chuộng. Do màu sắc khá cổ điển nên gốm men rạn còn được gọi là gốm men cổ. 

– Men ngọc: Ngoài việc tráng cho đồ gốm có độ sáng bóng, men ngọc còn được dùng để vẽ mây, tô điểm lên nhiều góc cạnh ở đế và các cột dọc của long đỉnh. Men ngọc sắc sẫm còn được dùng để tô lên một số mảng trang trí nổi, đặc biệt là ở tượng nghê, lư tròn…

Xưởng sản xuất gốm sứ Bát Tràng tại Campuchia

Để có được một sản phẩm gốm chất lượng tốt cần hết sức chú ý tới nguyên liệu đất sét. Do đó, một trong những công đoạn quan trọng tại xưởng sản xuất gốm sứ là tuyển chọn nguồn nguyên liệu. Nguyên liệu đất phải được khai thác tại các mỏ đất thiên nhiên, được xử lý và pha trộn theo công thức riêng và quan trọng là phải phù hợp với từng loại sản phẩm. Công đoạn xử lý và pha trộn đất gọi là hồ. Sau đó đất đã xử lý sẽ tiếp tục đổ vào những chiếc khuôn khác nhau để tạo dáng sản phẩm. Sau khi hồ khô, người thợ bỏ khuôn ra, đó chính là thành phẩm thô và hình dáng ban đầu của sản phẩm. Lúc này, người thợ sẽ bắt tay vào công đoạn gọt giũa, trang trí. Dưới bàn tay tài hoa của họ, những chiếc lọ chỉ có một màu trắng đơn sơ của hồ sau khi khô sẽ biến thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự, được tô điểm bởi rất nhiều màu sắc khác nhau.

Sau khi được tô vẽ, những sản phẩm gốm sẽ được tráng một lớp men và đưa vào lò nung với nhiệt độ cao. Đó là tất cả những công đoạn cơ bản để cho ra đời một sản phẩm gốm sứ hoàn chỉnh. Sau đó, tùy loại sản phẩm, người thợ có thể dùng thêm các loại men khác nhau để tạo độ bóng và giữ màu vẽ sau khi nung. Một số sản phẩm lại không cần chất men cuối cùng này mà vẫn đảm bảo độ hoàn mỹ cho sản phẩm.

Chính vì độ tinh xảo và đặc biệt của gốm Bát Tràng mà rất nhiều công ty, doanh nghiệp… muốn tìm kiếm các đối tác cung cấp nguồn hàng chất lượng để làm quà tặng cũng như phân phối, kinh doanh. Có một “chân lý” không bao giờ sai trong làm ăn, đó là: sản phẩm vừa chất lượng vừa có giá thành tốt chỉ có thể ra đời ngay tại xưởng sản xuất. Xưởng sản xuất gốm sứ – Công ty sản xuất gốm sứ bát tràng tại campuchia của chúng tôi chính là địa chỉ sản xuất, gia công bát đĩa Bát Tràng cao cấp, số lượng lớn và cực uy tín, được khách hàng đánh giá cao hàng đầu hiện nay.

Khi hợp tác cùng chúng tôi, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về những sản phẩm bát đĩa Bát Tràng chính hãng đảm bảo chất lượng, tránh được hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường. Từ khâu tuyển chọn nguyên liệu đầu vào cho đến quy trình sản xuất, tay nghề nhân công… đều được giám sát và đảm bảo theo tiêu chuẩn cao nhất. Và quan trọng nhất, hàng hóa ra đời ngay tại xưởng sẽ không phải qua bất kỳ trung gian nào, đảm bảo được mức giá tốt nhất trên thị trường.

Ngoài ra, công ty chúng tôi còn cung cấp dịch vụ in logo, in chữ, hình ảnh… lên sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ này ra đời nhằm phục vụ đối tượng khách hàng doanh nghiệp đặt sản phẩm làm quà tặng, đảm bảo nhanh gọn, tiện lợi và tiết kiệm.Xưởng chúng tôi cam kết uy tín – chất lượng – giá cả cạnh tranh nhất hiện nay. Với những đơn hàng số lượng lớn, đơn hàng đặt riêng theo yêu cầu…, chỉ cần bạn tin tưởng chúng tôi, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tối đa. Hãy liên hệ với xưởng sản xuất gốm sứ – Công ty sản xuất gốm sứ Bát Tràng tại Campuchia của chúng tôi để được tư vấn, tham quan và lựa chọn những mẫu gốm sứ Bát Tràng cao cấp nhất nhé.

Địa chỉ Công ty việt cung cấp gốm sứ quà tặng tại Campuchia

Hotline: (+855)888824646

Địa chỉ: 55B Street 122 ,Sangkat Phsar Depo 3 , Khan Toul Kok , Phnom Penh, Cambodia

Bài viết liên quan
Chân đế bát hương bằng gỗ

Chân đế bát hương bằng gỗ và những điều cần biết

Bát hương được xem là vật phẩm tâm linh trên...

Tại sao nên muối dưa bằng hũ sứ? Hũ sứ muối dưa ở Đà Nẵng
quà biếu trung thu cho bố mẹ chồng, quà tặng trung thu 2017

Trung thu biếu quà gì cho bố mẹ chồng, bố mẹ vợ?

Mỗi mùa tết trung thu đến, người người lại rộn...