Tiểu sử di tích đình làng bát tràng – Phần 1

Đình Bát Tràng đã được trùng tu  đã được xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật. Chắc chắn sẽ rất nhiều người đang muốn tìm hiểu về di tích này đúng không nào.  Tiểu sử di tích đình làng bát tràng – Phần 1 hứa hẹn sẽ đem đến cho độc giả nhiều thông tin cực kỳ bổ ích. 

Tiểu sử di tích đình làng bát tràng - Phần 1

Địa điểm di tích đình bát tràng phân bố như thế nào?

Bát Tràng là tên của một xã ở Hà Nội, trước đây là của tỉnh Hưng Yên. Xã Bát Tràng gồm  2 thôn là Bát Tràng và Giang Cao,  nằm bên tả ngạn sông Hồng.  Đây là một ngôi làng có bề dày lịch sử vẻ vang nên làng gốm sứ Bát Tràng lưu truyền và phát triển cho tới bây giờ. Hiện nay Đình làng bát tràng thuộc thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đình Bát Tràng được xây dựng vào năm 1720. Với kiến trúc bề thế, đình quay về hướng Tây, nhìn ra dòng sông Hồng. Từ trung tâm Hà Nội bạn có thể di chuyển bằng đường thủy hoặc đường bộ tới thăm di tích, đều rất thuận lợi. Chính vì thế có thể thấy du khách trong và ngoài nước đến đây ngày một nhiều hơn.

Nếu di chuyển bằng đường thủy chúng ta phải đi từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, mà mất khoảng 30p để tới đình làng bát tràng. Với đường bộ bạn phải đi qua cầu Long Biên ( trước đây là cầu Chương Dương) dọc theo đê sông Hồng khoảng 15km là tới.

Khách thăm cũng có thể theo quốc lộ 5 đến Trâu Quỳ, rẽ phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến xã Bát Tràng. Từ dốc Giang Cao, theo đường làng khoảng 800m là tới đình Bát Tràng. Di tích nằm sát sông Hồng.

Đình làng Bát Tràng một công trình kiến trúc văn hóa tâm linh được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc Nghệ thuật . Với cách di chuyển cực kỳ thuận lợi, đây là điểm đến của du khách.

Đình Bát Tràng ngôi đình mang những nét riêng độc đáo không theo một khuôn khổ nào. Đã có nhiều bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu danh tiếng về di tích này, nên việc tìm hiểu của bạn đọc ngày càng dễ dàng hơn.

Tiểu sử di tích đình làng bát tràng - Phần 1
Tiểu sử di tích đình làng bát tràng – Phần 1

Sự kiện các nhân vật lịch sử tại Đình Bát Tràng

Bát Tràng là khu vực có nhiều đất sét trắng, cụ thể có nhiều thông tin cho rằng ở đây có tới 72 gò đất sét trắng, đây được nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Chính vì thế một số thợ gốm Bồ Bát cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm và gọi là Bạch Thổ. Nơi đây làm ăn phát đạt vào các thế kỷ 13-15, cũng từ đó Bát Tràng trở thành trung tâm gốm nổi tiếng. Những người con giỏi giang nơi đây không chỉ giỏi nghề làm gốm mà còn giỏi buôn bán và làm quan.

Gân Kinh thành, lại nằm sát bên dòng sông Nhi, Bát Tràng Có Y! ” và đường giao thông thuận lợi để phát triển về Công thương nghiệp. Đặc biệt, vùng này có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Nhân dân địa phương truyền rằng, xưa ở đây có 72 gò đất sét trắng. Một số thợ gốm Bộ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường đất trắng). Đợt di cư đầu tiên, theo gia phả họ Trần, bắt đầu từ triều Lý. Phường gốm Bạch Thổ làm ăn phát đạt lôi cuốn dân cư Bồ Bát trong các thế kỷ 13-15. Từ đây, Bát Tràng trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng, là nơi hội tụ của thuyền buôn và thương gia các nơi đến mua bán hàng hoá.

Cách Bát Tràng không xa, tại xã Đa Tốn, đã phát hiện và thu thập một số đồ gốm Bát Tràng có niên đại cuối Trần, đầu Lê. Và, trong khi đào kênh Bắc Hưng | Hải (1958) cắt qua làng Bát Tràng đã tìm thấy dấu tích làng Bát Tràng gồm: những di tích nhà ở, sân gạch, đường lát gạch…nằm ở độ sâu 12-13m.

Tiểu sử di tích đình làng bát tràng - Phần 1
Tiểu sử di tích đình làng bát tràng – Phần 1

Do điều kiện tự nhiên và kinh tế đó, làng Bát Tràng mang đặc điểm riêng về cấu trúc xóm làng, tổ chức nhà ở và đời sống văn hoá: đường làng hẹp, ngoắt ngéo hầu hết được lát gạch, hai bên là tường cao và nhà gạch san sát; không có bờ tre và vườn cây. Đất đai hầu hết được sử dụng làm nhà ở và cơ sở sản xuất gốm. Làng không chia thành phe, giáp như nhiều làng quê khác trong vùng…. đây, các dòng họ đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá và tín ngưỡng của dân làng. .

Ngoài nghề thủ công gốm sứ bát tràng còn nổi danh với những bậc khoa bảng mà tên tuổi của họ làm rặng rỡ quê hương. Cụ thể có thể nhắc tới như: nguyên Giáp Hải, 8 vị tiến sĩ và còn nhiều võ quan nổi tiếng.  Cũng từ đó mà các thiết chế xã hội và các truyên thống văn hóa của đình làng bát tràng ra đời.

Cùng với thời gian, các thiết chế xã hội và truyền thống Văn hoá của làng được hình thành và được bồi đắp. Hệ thống các di tích kiến trúc tôn giáo ra đời. Đó là Văn chỉ Bát Tràng thờ các vị khoa bảng mà tên tuổi của họ làm nên truyền thống, quê hương ; là ngôi chùa Bách Linh, chùa Kim Trúc, chùa Tiêu Giao đều có niên đại ra đời sớm, và, đặc biệt, ngôi đình cổ Bát Tràng bề thế nổi tiếng xứ Kinh Bắc xưa.

Theo truyền thuyết ở địa phương, đình Bát Tràng được xây dựng từ sớm, khoảng thế kỷ 15 do các ông họ Nguyễn và họ Phùng có công lao trong việc dựng đình.Theo bài “Tạo đình ký” trên quả chuông Tay Sơn ở đình đã cho biết quy mô trước kia của đình:

“Xưa kia mộc mạc mao từ

Nay thời ngói lợp chu vi trang hoàng

Xưa kia tre trúc tầm thường

Nay thời gỗ thiết vững vàng biết bao

Và cho biết :”Đình được làm lại, lợp ngói với quy mô đồ sộ vào tháng chạp năm Canh tý niên hiệu Bảo Thái đời vua Lê Dụ Tông (1720), đình xây theo kiểu chữ nhị, phía trong là toà hậu cung 3 gian, phía ngoài là toà đại bái 5 gian 2 chái. Cột đình làm bằng gỗ lim to hàng người ôm. Các gian bên được lát bục gỗ để làm chỗ ngồi. Đình trông ra dòng sông Nhị mênh mông, xa xa là núi Tam Đảo, Ba Vì, địa thế thật là đẹp đẽ”. | Năm 1956 dân làng Bát Tràng đã soạn bài ký về việc xây dựng đình. Bài ký có nội dung cơ bản như nội dung của bài ký trên chuông 

Tiểu sử di tích đình làng bát tràng - Phần 1
Tiểu sử di tích đình làng bát tràng – Phần 1

Trải qua thời gian, thiên tai, nhất là nạn lở bồi theo dòng chảy sông Hồng, ngôi đình không còn nguyên vẹn như xưa nữa. Từ năm 1720 đến nay, sự vận  hành của ngôi đình không còn tài liệu nào ghi chép lại.

Đình Bát Tràng được xây dựng từ rất sớm do ông họ Phùng và họ Nguyễn dựng đình vào Lê Dụ Tông. Kiến trúc đình theo lối chữ Nhị, Phía trước là tòa Đại bái gồm 5 gian 2 trái với hai tầng bục gỗ và được dựng bởi nhiều cây cột gỗ lim lớn hàng vòng tay người ôm không xuể. phía sau là Hậu cung, nơi thờ 6 vị thánh thần được được suy tôn là Lục vị Thành Hoàng.  Đình Bát Tràng sở hữu một vị trí vô cùng đẹp đẽ, nhìn ra sông Nhị mênh mông, xa xa là núi Tam Đảo.

Lần sửa đổi cuối cùng: sửa hậu cung (1974), xây cổng đình (1992), làm lại đại đình (1993), làm nhà tả hữu mạc (1995). Hiện nay thì Đình Bát Tràng thờ 6 vị làm thành hoàng: Bạch Mã đại vương, Lưu Thiên Tử đại vương, Trang Thuận Nghi Dung, Lã Thánh Mẫu, Hộ Quốc Đại Vương, Phan Đại tướng Đại Vương và Trịnh Tự đại vương.

Lai lịch của các vị thần đình bát tràng

Bạch Mã Đại Vương:

Là vị thần hoàng làng Hà Nội gốc. Câu chuyện được kế rằng:

Đời Đường, Cao Biển sang đóng ở nước ta, chiếm phủ, xung vua, đắp thêm La Thành. Vừa đắp xong, một buổi sáng sớm, Biển dạo xem phía ngoài cửaĐông thành, bỗng nhiên trời nối mưa to, gió lớn, thấy mây ngũ sắc từ dưới dạng lên, ánh sáng loá mắt. Một dị nhàn inặc áo màu sặc sỡ, trang sức trong kỳ vĩ, cưỡi con rồng đỏ, tay cầm dải vàng lơ lửng trong mây khói, khí thế ngùn ngụt, bay lên lượn xuống hồi lâu mới tan. Biền kinh ngạc cho là ma quỷ, muốn thiết đàn để cúng. Đêm ấy, mộng thấy thần nhân đến nói rằng: “Xin ông đừng có bụng nghi ngờ, ta không phải là yêu khí đâu. Ta chính là Long Đỗ Vương chính khí thần đó, vì muốn xem kỹ thành thì mới hiện ra đó thôi!” Biển tỉnh dậy. Sáng hôm sau họp quần thần, than rằng: “Ta không khuất phục được người phương xa chăng? mà để cho loài quỷ nhòm ngó điều không hay của mình”.

Tiểu sử di tích đình làng bát tràng - Phần 1
Tiểu sử di tích đình làng bát tràng – Phần 1

 Có người khuyên lập đàn, và dùng nghìn cân sắt đúc tượng theo hình dạng thân nhân để làm bùa yêm. Biển y theo kế đó. Vừa đọc thần chú bỗng trời đất mịt mù ngày đêm, mưa gió giật đùng đùng, tượng sát nát vụn ra mà bay lên không. Biển sợ hãi, có ý muốn về phương Bắc. Người đời lấy làm lạ, bèn lập đền ở phía đông Kinh thành. Cũng theo truyền thuyết thì “khi Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long, đô thành cứ đắp rồi lại lở. Vua sai người đến cầu đảo, chợt thấy con ngựa trắng từ trong đền đi ra, đi quanh một vòng, đi đến đâu, để lại dấu chân ngựa đến đó, rồi trở lại trong đến thì biến mất. Vua theo dấu chân ngựa mà đắp luỹ thành thì không lở nữa, nên thờ làm Thành Hoàng Thăng Long”.

Ở đình Bát Tràng hiện còn 12 đạo sắc phong cho thần Bạch Mã.

Trang Thuận Nghi Dung Lã Thánh Mẫu

Theo truyền thuyết ở địa phương, một năm nọ, mùa nước lên , có một người làng đi câu cá nhìn thấy một bộ khám trôi dạt vào bờ. Người ấy sợ quá, đẩy mãi không ra, nên đưa về thờ, lấy mỹ tự “Trang Thuận Nghi Dung”. Từ đó Ngài có nhiều linh ứng với dân làng Bát Tràng nên đều được các triều đại phong kiến công nhận và ban sắc phong tặng.

Hiện ở đình còn 6 đạo sắc phong cho thần.

Tiểu sử di tích đình làng bát tràng - Phần 1
Tiểu sử di tích đình làng bát tràng – Phần 1

Phan Đại Tướng

Tên thật của thân là Phan Chính Nghị, người xã Phan Xá, huyện Nghi Xuân (nay thuộc xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân) tỉnh Nghệ An. Năm ông 36 tuổi, ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Tân Mùi niên hiên Thuận 3 (1511) đời Lê Tương Dực, ông làm quan đến chức Độ Ngự Sử. Khi nhà Mạc tiếm ngôi, ông không chịu khuất. Triều Lê Trung Hưng phong làm Phúc thần. Phan Chính Nghị là một trong 42 người được ghi vào sử sách là bề thi tiết nghĩa đời Lê Sơ. Lý giải sự có mặt của ông trong những nhân vật được thờ làm Thành hoàng làng, dân địa phương kể rằng: Khi nhà Mạc cướp ngôi ông không chịu theo, trốn mất. Nhà Mạc bắt được, giải về, đến khúc sông Bát Tràng, ông nhảy xuống tự vẫn. Từ đó, dân Bát Tràng thờ ông làm Thành hoàng làng.

Hiện nay còn 6 đạo sắc phong cho thần ở đình.

Hộ quốc Đại Vương:

Vị thần này là nhân thân. Không có nguồn tài liệu nào cho biết cụ thể tên và sự nghiệp của ông. Dân địa phương còn truyền rằng, Ông là người giúp nước dẹp giặc. Trong khi giao chiến, ông bị giặc chém đứt đầu, ông chắp đầu lại chạy qua Bát Tràng, sau đó hy sinh. Do vậy, làng thờ Ông trong ngôi đình của mình.

Đình hiện còn 8 đạo sắc phong cho Thần.

Tiểu sử di tích đình làng bát tràng - Phần 1
Tiểu sử di tích đình làng bát tràng – Phần 1

Cai Minh Tự Đại Vương

Theo các cụ cao tuổi ở địa phương, thân khi xưa là một vị quan cao trong triều, đỗ tiến sỹ cùng thời với Phan Đại Tướng. Hiện nay chưa có nguồn tư liệu nào xác định cụ thể tên tuổi và sự nghiệp của vị thần đó. Tuy vậy, phần lớn dân địa phương cho rằng, đó là Phạm Cảnh- người xã Kỳ Chủng, huyện Thanh Lan (nay thuộc xã Đông Hà, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình). Ông đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân khoa Kỷ Sửu niên hiệu Hưng Trị 2 (1589) đời Mạc Mậu Hợp. Khi nhà Mạc mất, Ông làm quan nhà Lê đến chức Tham Chính.

Đình hiện còn 5 đạo sắc phong cho thân.

Lưu Thiên Tử Đại Vương:

Lai lịch và nguồn gốc của vị thần này chưa có tài liệu nào nhắc đến, tuy vậy, trong suốt thời gian tồn tại, thần luôn ngầm giúp, bảo hộ cho cuộc sống của dân làng. Do vậy, Thần được các triều đại phong kiến ban sắc phong thần.

Tiểu sử di tích đình làng bát tràng - Phần 1
Tiểu sử di tích đình làng bát tràng – Phần 1

Khảo tả di tích đình làng bát tràng

Đình Bát Tràng được xây dựng trên khu đất cao. Đây được đánh giá là kiến trúc cói quy mô khá lớn theo hướng tây nam và nhìn ra sông Hồng. Khá rộng rãi, di tích đình làng bát tràng bao gồm:

Nghi môn: có dạng trụ kết hợp với tường lửng tạo thành. Trụ được xây bằng gạch có mặt cắt ngang hình vuông cạnh 40cm trên đỉnh có gắn tượng nghệ bên dưới đắp nổi đề tại tứ quý. Dọc theo thân là những câu đối bằng tiếng Hán.

Một khoảng tường lơ lửng của nghi môn khoảng 1,5 m có 2 cổng nhỏ trên nắp giả mái. Từ cổng nhỏ này xây tường lửng chạy dài tạo thành tường bao.

Sân đình: Sân đình khá rộng 16 x18m. Toàn bộ đều được lót gạch bát tràng.

Đình chính:  Sẽ bao gồm đại đình và hậu cung

  • Đại đình: Nhà được xây theo kiểu nhà 8 mái bằng vật liệu khá hiện đại.  Chính giữa mái là một con rồng lớn, đầu nổi cao. Bốn  góc đao mái hơi vát gắn một đầu rồng và hình lưỡi mác tương tự như phần đao mái dưới cũng được làm như vậy. Phần cổ diêm giữa 2 mái được bưng bằng gạch.

Nhà xây trên nền cao 1m2 so với mặt sân với 7 bậc lên xuống được làm bằng gạch tại làng bát tràng. Mái đổ bê tông phía trên dán ngói ta và nền nhà láng xi măng.

Nhà có hiên rộng, 2 đầu hồi hiên đắp tượng 2 ông tướng.

  • Hậu cung: Kiến trúc này được nối với đại đình bằng 2 đầu bê tông hơi cong dài 4,7m trên nền cao 1,5m. Nó là một nếp nhà ngang xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tai ngai, mái lợp ngói ta.

Tả hữu mạc: Nằm 2 bên sân và phía sau nghi môn. Mỗi dãy gồm 2 gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tai ngai và mái lợp ngói ta. Mặt trước nhà để trống, nền nhà được tôn cao 40cm lát gạch bát tràng 30×30 cm. Nhà Tả mạc là nơi thờ tổ tiên các dòng họ trong làng, còn nhà Hữu mạc là nơi thờ quan ôn, quan đương niên.

Tiểu sử di tích đình làng bát tràng - Phần 1
Tiểu sử di tích đình làng bát tràng – Phần 1

Các lễ hội tại di tích Đình Bát Tràng

Lễ hội tại di tích Đình Bát Tràng trước kia được tổ chức trong 7 ngày. Cụ thể thời gian là từ 7/2 âm lịch đến ngày 14/2 âm lịch. Trong đó có các nghi lễ như:

Lễ rước nước được diễn ra vào ngày 7: Dùng thuyền chở một chum do chính người thợ tại làng bát tràng làm ra. Đến giữa dòng sông Nhị, khi đó một người trong nhà họ Nguyễn Nịnh Tràng dùng gáo múc nước đổ vào chum. Sau đó, sẽ dùng nước này để tắm các bài vị.

Một số ngày khác diễn ra các lễ như : ngày 8 sẽ rước thần, ngày 9 hát thờ, ngày 10 tế thần, ngày 11 khao vách tả, ngày 12 khao vách hữu, ngày 13 khao kỳ anh, ngày 14 rước thần về miếu.

Sau khi cung tế ở đình làng bát tràng, ngoài những mâm kính biếu theo thứ bậc thì sẽ được dọn ra cho mọi người dự hội cùng ăn.

Đây là những nghi thức được thực hiện trước kia, ngày nay thì mọi nghi lễ được tổ chức đơn giản hơn rất nhiều và sẽ thường vào ngày 15/2 âm lịch.  Ngoài ra, đình còn tổ chức kết chạ với làng Nam Dư Hạ bên bờ Nam sông Hồng.

Định Bát Tràng được xây dựng nhằm đáp ứng 2 chức ăn sau đây:

  • Đình là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây
  • Đình là nơi thờ phụng thờ những vị thần có công trong việc bảo hộ cuộc sống cho dân làng.
Tiểu sử di tích đình làng bát tràng - Phần 1
Tiểu sử di tích đình làng bát tràng – Phần 1

Những dị vật tại di tích đình Bát Tràng

Được hình thành từ rất lâu và trải qua rất nhiều biến cố, tuy nhiên thì đình bát tràng vẫn còn giữ được nhiều di vật phong phú. Trong kháng chiến, đình bát Tràng đã bị bom Mỹ phá hủy. nhưng tới năm 1993, dân làng đã góp tiền của dựng lại đình theo kiến trúc truyền thống.

Tại đình bát tràng hiện nay còn giữ được một số đồ tế khí như ngai thờ, bát bửu, chuông đồng, kiệu bát cống, hai biển gỗ tạo vào thời Minh Mạng, cùng nhiều hoành phi, câu đối cỡ lớn, mỗi chữ có thể coi là một tác phẩm thư pháp độc đáo.

Đình Bát Tràng còn giữ được 50 đạo sắc phong thần có niên đại thời Lê, thời Tây Sơn, thời Nguyễn.

Một số di vật vẫn còn bảo lưu tới bây giờ: bộ bát bửu sơn son thép vàng, hương án trang trú rồng phượng thế kỷ 17, biển gỗ, 5 ngai thờ sơn son thếp vàng, án văn trang trí rồng chầu mặt trời, lư hương đồng có đúc nổi 4 chữ hán lớn, kiệu bát cống trong có đặt tượng Lã Thánh Mẫu, quả chuông đồng cao, 6 pho tượng đưa ở miếu cũ về, 9 bức hoành phi, 8 đôi câu đối và 44 đạo sắc phong của các vương triều Lê – Tây Sơn và Nguyễn.

Đình bát tràng đã trở thành khu du lịch trong và ngoài nước. Điều này mang lại niềm vui và niềm tự hào cho con dân làng Bát Tràng đúng không nào. Hi vọng với những gì chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp quý độc giả hiểu hơn về di tích Bát Tràng này.

Bài viết liên quan
Chóe đựng nước gốm sứ họa tiết hoa sen

Các dòng sản phẩm đồ thờ đẹp nhất hiện nay

Cuối năm là dịp con cháu trang hoàng lại bàn...

Báo giá bộ đồ thờ gốm Bát Tràng tại Không Gian Gốm

Báo giá bộ đồ thờ gốm Bát Tràng tại Không Gian Gốm

Bàn thờ là không gian tâm linh nơi các vị...

Xưởng cung cấp chén bát sành sứ giá gốc tphcm, bình dương...

Xưởng cung cấp chén bát sành sứ giá gốc tphcm, bình dương…

Do nhu cầu tăng cao hiện nay, thị trường bát...