Nghệ thuật pha trà bằng ấm tử sa Bát Tràng

Trà là thức uống truyền thống của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Thưởng thức trà là cái thú vui, cũng là nghệ thuật, mà để nâng lên được nghệ thuật pha trà và thưởng trà thì không phải ai cũng đạt được. Pha trà và thưởng trà đòi hỏi nhiều tiêu chí và kỹ thuật, chung quy lại của ông cha để lại vẫn xoay quanh 4 tiêu chí: “Nhất Thuỷ – Nhì Trà – Tam Pha – Tứ Ấm”.

Pha được một chén trà ngon đòi hỏi nhiều sự tinh tế, đúng phương pháp và quan trọng nhất là  lựa chọn được bộ ấm chén không những giữ được hương vị tự nhiên mà còn làm tăng giá trị của nước trà. Với người sành việc uống trà lâu năm, có điều kiện kinh tế khá thường chọn loại ấm gốm Tử Sa của Bát Tràng để pha trà vì nhiều lý do: chất đất, cách nung, vi lượng khoáng, lưu hương, giữ nhiệt, giá trị thẩm mỹ, trưng bày,…

Ngày nay, các nghệ nhân ở làng gốm Bát Tràng   đã nghiên cứu, pha trộn và làm sáng tạo làm ra loại đất có giá trị và cấu tạo như đất Tử Sa – Trung Quốc với chất lượng và hình thức không hề thua kém với đất ở Nghi Sơn, vừa mang hơi thở văn hoá truyền thống Việt Nam lâu đời.

Tham khảo nghệ thuật trà ở bài viết Ấm trà tử sa – Nghệ thuật thưởng thức để tìm hiểu thêm

Pha trà đúng cách bằng ấm tử sa

Điểm đặc biệt nằm ở chỗ, loại ấm chén tử sa Bát Tràng có công dụng vô cùng kì diệu khi pha trà nằm ở phần khoáng vi lượng (chất đất) nung lên ấm chén, trong bề mặt ấm khi pha, chiêu và hãm có tác dụng giúp giải phóng, cung cấp các vi khoáng có trong cấu tạo đất Tử Sa trong lá trà, trong nước trà và tích tụ bên trong ấm trà, tạo nên hương vị riêng biệt, tinh tế và rất thơm ngon. Khi pha trà, bạn chỉ cần lựa chọn mẫu ấm tử sa có dung tích vừa với người uống, sau đó rót nước sôi vào ấm thì hương trà còn lưu lại sẽ dậy mùi thơm rất dễ chịu. Ấm Tử Sa ngoài ra càng dùng thì càng sáng bóng, trơn tru, nhưng lại không bị rạn nứt, vênh méo do giãn nở. Những điều đó càng làm người uống trà nên dùng và sở hữu ấm tử sa Bát Tràng thích hợp trong mỗi lần pha trà.

Ấm Tử Sa tốt nhất khi được sử dụng với một loại trà nhất định, không nên pha tạp các loại trà vào cùng một ấm. Điều này làm giảm sự lưu hương của ấm, tích tụ cao trà bị hỗn tạp, làm mất đi hương vị nguyên bản của trà. Với những người dùng trà lâu năm với ấm Tử Sa, ấm trà luôn có một hương vị riêng của loại trà mà họ thường dùng pha. Đối với người muốn thưởng thức vị trà hoà quyện cùng ấm Tử Sa một cách nhanh chóng: khi mới mua hay không có thời gian thường xuyên cho việc thưởng trà,… thì hâm ấm Tử Sa là một cách để tác động vào ấm trà giữ hương vị và giải phóng các vi khoáng, khí khổng trong đất Tử Sa. Chỉ cần rửa sạch ấm Tử Sa, đun nước sôi trong một ấm trà lớn hơn và bỏ ấm Tử Sa vào hâm trong 45 đến 60 phút, sử dụng một lượng trà vừa đủ cho vào ấm đang sôi, để nguội từ từ sau đó tráng lại bằng nước lạnh.

Khi bắt đầu pha trà, nước sôi được chuẩn bị sẵn. Nói về nước pha trà, có một phương pháp và phương châm: “Sơn Thủy thượng, Tĩnh Thủy hạ, Giang Thủy trung” có nghĩa là nếu lấy nước suối thì lấy nước đầu nguồn trong núi, lấy nước giếng thì lấy dưới đáy, lấy nước sông thì lấy nước giữa dòng. Đặc biệt, giới thưởng trà rất yêu thích dùng nước mưa được hứng từ cây cau để lâu ngày hay nước sương đọng trên lá Sen để pha những ấm trà cực phẩm. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại tại những thành phố lớn việc tìm được những nguồn nước như trên là vô cùng khó khăn. Do đó, bạn có thể dùng nước lọc tinh khiết để pha trà cũng là khả dĩ và có thể đảm bảo được phẩm chất cho ấm trà Tử Sa Bát Tràng ngon.

nghệ thuật pha trà ấm tử sa

Trước khi pha trà, người pha phải tráng ly trà, tráng ruột ấm và rưới nước nóng quay ấm trà nhằm tăng nhiệt độ của ấm và giữ được ấm trà, sau đó dùng khăn lau khô nước. Lấy một phần vừa đủ trà cho vào ấm. Kế đó pha một lượng nước đun sôi 1/3-1/2 ấm Tử Sa Bát Tràng, chiêu trà bằng cách lắc nhẹ đều xung quanh cho vụn và bụi nhả khỏi trà, làm cho lá trà mềm và dễ nhả độ cứng, người ta gọi đây là lúc đánh thức trà. Loại bỏ phần nước vừa chiêu, thêm nước đun sôi mới vào ấm trà đến mức gần miệng vòi thì dừng, chờ 1-2 phút để sử dụng.

Hòa hợp trà và ấm tử sa Bát Tràng

Một số loại trà Trung Hoa nổi tiếng có thể tìm thấy ở Việt Nam như Bạch trà – Bạch Ma Phong của Quảng Châu, Lục trà – trà xanh như trà Long Tỉnh, Bách hoa xuân, Mao Phong hay Hồng Trà với vị đặc trưng ngọt hậu của tỉnh Phúc Kiến, 2 hoại hồng trà nổi tiếng nhất hiện nay là Đại Hồng Bào và Phượng Hoàng. Ở Việt Nam, vùng trồng trà Thái Nguyên cũng nổi tiếng với trà Đinh Ngọc và trà Tôm nõn Tân Cương rất được ưa chuộng.

Thưởng thức thú vui uống trà với gia đình, bạn bè, hay trải nghiệm nghệ thuật trà đạo với những người sành sỏi không thể thiếu được ấm trà Tử Sa. Khi pha xong, mùi hương trà nhè nhẹ, thơm mùi của những là chè còn tươi mơn mởn, nước pha vị màu xanh nhạt ánh vàng trong suốt, vị đắng chát nhè nhẹ đầu lưỡi xen lẫn với ngọt thanh ở cổ họng dường như là một niềm đam mê cho những ai yêu trà khi pha trà với ấm Tử Sa mà không phải với loại ấm nào khác.

Mua ấm chén tử sa chất lượng để pha trà ngon

Công ty gốm sứ sáng tạo Việt Nam chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm gốm sứ nói chung và bộ ấm chén Tử Sa Bát Tràng nói riêng. Với nguồn nguyên liệu, sản phẩm xuất xứ 100% từ làng gốm Bát Tràng, Cty gốm sứ sáng tạo Việt Nam cam kết mang đến cho bạn sự hài lòng về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã cũng như giá cả rất ưu đãi. Với gần 10 năm là công ty hàng đầu trong phân phối và cung cấp sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, khi đến với công ty gốm sứ sáng tạo Việt Nam, mọi khách hàng  được sẽ tư vấn và thoả mãn những yêu cầu khó khăn nhất. Ngoài trà cụ, công ty chuyên cung cấp các sản phẩm gốm sứ gia dụng, đồ trang trí bằng gốm sứ, đồ thờ cúng tâm linh của làng gốm Bát Tràng. Hãy đến và thưởng thức trà đạo tại

 Không gian gốm Bát Tràng

021 Nguyễn Văn Linh – Phú Mỹ Hưng – P. Tân Phong – Quận 7 – Tphcm
21 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình- tphcm

Bài viết liên quan