Làng gốm Bát Tràng tiềm năng và cơ hội phát triển
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 10km, men theo bờ sông Hồng có một làng gốm ven sông, làng gốm Bát Tràng. Trải qua hàng trăm năm lịch sử cùng với những thăng trầm, gốm Bát Tràng hôm nay ngày càng tiến xa hơn cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Quá trình hình thành và phát triển của gốm Bát Tràng
Thực tế, nghề làm gốm sứ ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. Các nhà khảo cổ Việt Nam từng phát hiện những dấu vết đồ gốm thô có niên đại 6000 năm trước với dáng vẻ thô sơ, hoa văn tô điểm hết sức đơn giản. Theo thời gian, các người thợ làm gốm đã có sự chau chuốt, bắt đầu quan tâm đến cái đẹp trong từng sản phẩm.
Trong các làng nghề gốm sứ Việt Nam thì gốm Bát Tràng gắn liền quá trình lập làng Bồ Bát vào khoảng cuối thời Trần (thế kỉ 14) và nhiều người coi đây là thời điểm mở đầu của làng gốm. Người dân Bát Tràng không thờ tổ nghề như các làng nghề thủ công khác mà chỉ có vào những dịp lễ hội hàng năm các dòng họ được rước tổ của mình ra phối lễ.
- Bản sắc riêng của làng gốm Bát Tràng
Theo quan niệm người xưa, các vật phẩm bằng gốm thường có sự gắn kết với ngũ hành (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ). Kim loại ngâm trong xương và men gốm tạo ra sự huyền bí và vẻ đẹp của màu sắc. Lửa được tạo ra từ rơm, tre, củi giúp xương gốm bền chắc, màu sáng bóng rực rỡ của áo gốm. Nước hòa với đất tạo ra dáng gốm, biểu tượng của tâm hồn. Lửa là cha tạo ra phẩm chất, sắc thái gốm. Đất là mẹ tạo ra xương thịt của gốm.
Lúc đầu, thợ Bát Tràng sử dụng đất sét trắng tại làng, sau đó dùng đến đất lấy ở Rau, Cổ Điển, Dâu Canh. Khi các nguồn đất dần cạn kiệt, người thợ Bát Tràng mới sử dụng đất cao lanh Lạc Tử, đất sét trắng Hổ Lao và Trúc Thôn. Đây là nguyên liệu dùng để sản xuất đồ sành trắng.

Trong khâu tạo dáng gốm, xưa kia các nghệ nhân Bát Tràng thường dùng lối be chạch vuốt tay trên bàn xoay. Dựa vào vật dụng định làm người thợ sẽ dùng chân để xoay dùng tay để vuốt và tạo ra được những sản phẩm đơn chiếc, tuy nhiên, kiểu vuốt này ở Bát Tràng hiện còn rất ít người thợ gốm làm được. Ngày nay, các thợ gốm đã sử dụng khuôn gỗ và thạch cao trong việc sản xuất đồ gốm. Người thợ sẽ tạo ra một mẫu gọi là cốt, sau đó làm khuôn để xản xuất hàng loạt.
Khâu chế tạo men và tạo hoa văn là một bí quyết nhà nghề, là công đoạn đòi hỏi sự tỷ mỉ và khéo tay của người thợ. Ở thế kỷ 14 thợ Bát Tràng đã có dòng men ngọc được chế tạo từ đất sét trắng và ô xít đồng dạng tán bột nhỏ. Đến thời Lê Sơ đã chế tạo ra được men gio với thành phần là đất sét trắng, vôi sống để tởi, gio cây Lâu cụt và gio Sung (có khi là dùng gio trấu). Ngoài ra, người thợ Bát Tràng có chế tạo ra men sô cô la.
Từ thế kỷ 15, người thợ Bát Tràng đã chế được loại men lam nổi tiếng, được chế từ đá đỏ (ôxit coban), đá thối (ôxit mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. Men này phát màu ở nhiệt độ: 125 độ C. Sau đó, đến đầu thế kỷ 17, một loại men mới đã được khám phá là men rạn, đây là loại men được điều chế từ vôi sống, gio trấu và riêng thành phần cao lanh Tử Lạc trắng được thay thế bởi cao lanh màu hồng nhạt.
Việc trang trí hoa văn lên sản phẩm được người thợ thực hiện bằng tay, thông qua các mẫu hoa văn đã có hoặc sự sáng tạo của riêng những người thợ có trình độ cao, chính vì vậy, các sản phẩm hiện nay của làng có rất nhiều kiểu trang trí hoạ tiết khác nhau và rất đặc sắc

Bao nung là một trong những khâu quan trong của kỹ thuật nung. Bao nung sản phẩm là những viên gạch vuông xuất hiện do yêu cầu của cấu trúc lò gốm Bát Tràng.
Sau khi giải quyết xong phần xương gốm, tạo dáng men, bao nung thì người thợ quan tâm đến việc chế ngự lửa. Cho đến nay, ở Bát Tràng đã sử dụng các kiểu lò ếch, lò đàn, lò bầu và lò hộp, lò ga, lò tuynen để nung sản phẩm.
Ở mỗi loại lò sẽ có những nguồn nhiên liệu khác nhau. Với lò ếch nguồn nhiên liệu thường là rơm, rạ, tre nứa (để đốt lò) gỗ, củi phi lao (nhiên liệu chính). Lò hộp nguồn nhiên liệu chính là than cám….
Qua trình đốt lò cũng vậy, với các loại lò ếch, lò đàn, lò bầu thì quy trình đốt lò đều tương tự nhau (người thợ đốt có thể làm chủ được ngọn lửa). Đối với lò đứng, việc đốt lò trở nên đơn giản hơn nhiều vì khi hoàn tất khâu chồng lò cũng có nghĩa là đã kết thúc việc nạp nhiên liệu, tuy nhên, do đặc điểm lò, người thợ đốt khó làm chủ được ngọn lửa. Thông thường cả quá trình đốt và nung sẽ diễn ra khoảng 3 ngày đêm.
Cơ hội phát triển của làng gốm Bát Tràng
Sản phẩm gốm Bát Tràng có sự đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc, kích cỡ. Xét về mặt tổng thể có thể chia các dòng sản phẩm của Bát Tràng thành các loại chủ yếu như: Đồ dân dụng, đồ thờ, đồ trang trí nội thất và vườn.
Mặc dù gốm Bát Tràng đã có bề dày lịch sử hơn 500 năm, có thời kỳ hưng thịnh, song, do chưa được quan tâm và đầu tư nên phần lớn gốm Bát Tràng vẫn chỉ sản xuất ở hộ gia đình nhỏ lẻ.
Chỉ từ năm 1990 trở lại đây, nghề gốm Bát Tràng mới thực sự khởi sắc và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài những lò gốm nhỏ mang tính chất gia đình thì đã có những công ty lớn là những công ty tư nhân cung cấp khoảng 30% sản phẩm cho thị trường. Các sản phẩm gốm Bát Tràng hiện có khoảng trên dưới 300 loại. Bởi có cùng 1 tên như nhau nhưng có ít nhất từ 5 -7 thể loại khác nnhau về màu sắc, kiểu dáng và kích cỡ.

Hiện nay kỹ thuật chế tác gốm ở Bát Tràng đã có thể phục chế lại được tất cả các sản phẩm cổ truyền đặc sắc từ 300 – 400 năm trước, điều mà không một nơi sản xuất gốm sứ làm được giỏi bằng.
Cũng chính những điểm đặc biệt này đã giúp Bát Tràng không những duy trì được tiếng tăm vốn có mà còn làm cho tiếng tăm đó vang xa hơn. Trong mỗi sản phẩm gốm là tâm hồn và tài nghệ với nét văn hoá Bát Tràng từ xưa truyền lại qua bao đời nay, các sản phẩm đó vẫn rất đẹp và vô cùng rõ nét.
Hiện nay với những người yêu thích gốm sứ muốn mua các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng gốc, đúng chuẩn tại TPHCM thì có thể đến tại Không Gian gốm nằm tại địa chỉ:
- 21 Cộng Hòa Phường 4 Quận Tân Bình
- 021 Nguyễn Văn Linh Phú Mỹ Hưng Phường Tân Phong Quận 7
- 06 Chế Lan Viên Phường Tây Thạnh Quận Tân Phú
Hoặc liên hệ đến số Hotline: 0286 681 3683 – 0912 992 544 cũng như có thể truy cập vào Website: www.langgombattrang.vn – www.khonggiangom.vn để được xem những mấu gốm sứ Bát Tràng mới nhất hiện nay.