Gốm Phù Lãng – nét mộc mạc của một làng quê
Làng gốm Phù Lãng là một trong những làm gốm nổi tiếng ở miền Bắc. Giống như làng gốm Bát Tràng, làng gốm Thổ Hà, làng gốm Phù Lãng cũng có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Các sản phẩm gốm Phù Lãng được nhiều người biết đến và ưa chuộng không chỉ ở chất lượng mà còn bởi sự mộc mạc, gần gũi và nghệ thuật tạo hình vô cùng độc đáo.

Vài nét về làng gốm Phù Lãng – Bắc Ninh
Làng gốm Phù Lãng là một làng nghề truyền thống rất lâu đời, làng gốm thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu thơ mộng, mang vẻ trầm tư của một làng nghề gốm cổ.
Theo những tài liệu đã ghi chép lại thì Phù Lãng xuất hiện vào khoảng cuối thời nhà Trần. Ông tổ của nghề gốm làng Phù Lãng tên là Lưu Phong Tú. Ông được cho là người đã có công rất lớn trong việc học hỏi kỹ thuật làm gốm, truyền bá và tạo nên làng gốm Phù Lãng hôm nay.
Tương truyền, vào cuối thời Lý, Lưu Phong Tú được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc, nhờ dịp này ông đã học được nghề làm gốm và truyền dạy cho những người dân trong làng. Từ thời Trần đến nay, nghề gốm làng Phù Lãng được truyền từ đời này sang đời khác, tồn tại và phát triển.

Các sản phẩm gốm Phù Lãng thường tập trung vào ba loại hình chính, đó là gốm dùng trong tính ngưỡng như lư hương, đài thờ, đỉnh…. Gốm gia dụng như lọ, bình, chum, vại, ống điếu… Gốm trang trí như bình, ấm… Mỗi loại hình đều được làm một cách tỉ mỉ, khéo léo, phảng phất chất quê, hồn quê mộc mạc, bình dị trong từ sản phẩm.
Một nét đặc sắc rất riêng của làng gốm Phù Lãng đó là màu men, những sản phẩm gốm với chất liệu men tốt nhất cùng với nhiều màu sắc khác nhau như màu nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu… với tên gọi chung là men da lươn. Ngoài ra, điều đặc biệt ở gốm Phù Lãng chính là việc sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong trên sản phẩm, bền lạ, mộc mạc, khỏe khắn chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa. Đây là một phương pháp làm gốm đòi hỏi sự kỳ công và khéo léo của nghệ nhân làm gốm.
Kỹ thuật làm gốm của làng gốm Phù Lãng
Gốm Phù Lãng nổi tiếng với những sản phẩm vô cùng độc đáo, để làm nên những sản phẩm vừa chất lượng vừa mang tính nghệ thuật cao, đòi hỏi phải có một kỹ thuật cao trong làm gốm cộng với sự tỉ mỉ, lòng yêu nghề của các nghệ nhân.
Thông thường để làm nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh cần phải trải qua đầy đủ các công đoạn: chọn đất và xử lý đất sét, tạo hình, tráng men, nung.
+ Khâu chọn và xử lý đất sét
Đây là một bước quan trọng để làm ra những sản phẩm gốm ưng ý. Nếu gốm Thổ Hà lấy chất liệu từ đất sét xanh, Bát Tràng là đất sét trắng, thì gốm Phù Lãng lại được tạo nên từ đất đỏ hồng lấy từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm. Đất lấy về phải có độ dẻo tương đối cao.
Đất làm gốm Phù Lãng luôn được xử lý một cách công phu. Sau khi đất được mang về sẽ đem phơi cho bạc màu rồi trộn lẫn đất các lần đất với nhau. Trộn xong, tiếp tục đập đất thành những viên nhỏ rồi mới cho “ngậm nước”. Sau đó xéo tròn, nề đất, chọn sạn, phá, sa cho tới khi đất thật nhuyễn mịn. Đất sét phải được luyện thật nhuyễn, đảm bảo độ dẻo, mịn mới có thể mang đi tạo hình.

+ Tạo hình gốm Phù Lãng
Tương tự như làng gốm Bát Tràng và Thổ Hà, gốm Phù Lãng được tạo hình trên bàn xoay tay. Tuy nhiên, ngày nay gốm Phù Lãng còn áp dụng thêm phương pháp tạo hình tin trên khuôn gỗ hoặc khuôn đất nung rồi dán ghép lại.
Các sản phẩm gốm sau khi được tạo hình hoàn tất sẽ được để cho se một cách tự nhiên đến khi không còn cảm giác dính mới chuyển sang công đoạn tiếp theo.
+ Quá trình tráng men của thợ gốm
Tráng men là công đoạn không thể thiếu trong quá trình làm gốm. Gốm Phù Lãng thường sử dụng nhiều chất liệu tráng men làm từ tro cây rừng. Men được chính tay thợ chế biến rất kỳ công. Các chất liệu khác nhau được cho vào nước, gạn lấy bột để làm men. Màu men gốm Phù Lãng thường có dạng quánh lại và vàng ống như mật ong nên thường được gọi là men da lươn.

+ Nung gốm Phù lãng – công đoạn quan trọng
Nung là gia đoạn cuối cùng trong khâu làm gốm, cũng là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo màu sắc sản phẩm. Nhiệt độ nung là ở 1000 độ C (nhưng nhiệt lượng cũng cần phải thay đổi tùy vào từng thời điểm), sản phẩm gốm phải được nung liền trong 3 ngày đêm. Làng gốm Phù Lãng thường dùng củi để nung gốm nên các sản phẩm gốm tại đây đều có một nét đặc trưng rất riêng.
Gốm Phù lãng – sự vươn mình trong thời đại mới
Có thể thấy làng gốm Phù Lãng là một làng nghề truyền thống lâu đời, sản xuất gốm với nhiều sản phẩm nổi tiếng, có chất lượng cao và có những nét đặc sắc riêng. Dù không quá nổi bật, không quá phô trương, nhưng chính những cái đơn giản bình dị của xứ gốm nơi đây đã tạo được một chỗ đứng bền vững trong lòng người Việt.
Gốm Phù Lãng từng có giai đoạn suy thoái và tưởng chừng đã mất đi vị thế của mình trên thị trường gốm sứ bởi sự cạnh tranh quá lớn từ vô vàn các sản phẩm gốm sứ khác. Tuy nhiên, cái nghiệp “gốm” ông cha để lại vẫn còn mãi trong tâm của những người con Phù Lãng, khi làng có một lớp nghệ nhân mới được đào tạo từ trường Mỹ Thuật – những người đang thổi hồn mới vào gốm cũ để tiếp nối và phát triển nghề gốm của cha ông.

Với những người thợ làm gốm nơi đây, nghề gốm chính là cái hồn cốt của làng nghề này. Dẫu có sự thay đổi trong công nghệ chạm – khắc gốm, nhưng màu nâu da lương vàng óng vẫn là nét đặc trưng không thể thay thế ở làng gốm Phù Lãng, trăm năm đi qua vẫn giữ vẹn nguyên cái chân chất, mộc mạc của xứ sở Bắc Kinh xưa.
Cùng thời với gốm Phù Lãng còn có gốm Bát Tràng, 2 làng nghề tuy xuất hiện song song nhau nhưng phong cách và chất liệu làm gốm hoàn toàn khác nhau. Các sản phẩm gốm Bát Tràng được chau chuốt tỉ mỉ trong từng chi tiết, mang đến sự độc đáo và nét riêng biệt.
=>>> Xem Thêm: Làng nghề gốm sứ Bát Tràng
Ngày nay các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu ra cả nước ngoài bởi không sản sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn mang cả tâm hồn người Việt trong từ tác phẩm gốm.