Theo thông tin từ website : Chinhphu.vn, vào chiều ngày 28/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm làng gốm sứ Bát Tràng tại huyện Gia Lâm, Hà Nội và có cuộc gặp gỡ với các nghệ nhân gốm sứ, để “lắng nghe ý kiến bà con cũng như muốn quảng bá hình ảnh Bát Tràng để mọi người biết Bát Tràng đẹp, hay, nổi tiếng như thế và tới nơi đây”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm làng gốm Từ năm 2015, Bát Tràng đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm làng gốm Nói chuyện với bà con nhân dân, Thủ tướng bày tỏ niềm vui và ấn tượng trong bối cảnh kinh tế thị trường, làng gốm Bát Tràng vừa gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa phát triển mạnh mẽ. Xã Bát Tràng cách Thủ đô […..]
Từ xa xưa, Gốm Sứ đã là những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình và ngày nay, các sản phẩm Gốm Sứ đã phổ biến hầu như trên toàn thế giới từ những bộ ấm chén, bát đĩa, tranh, tượng gốm sứ… Các làng quê Việt Nam hiện vẫn còn lưu lại nhiều làng nghề gốm góp phần tô điểm cho sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa nước ta. Một trong những làng nghề được mệnh danh là “Vua Gốm” chính là làng gốm Bát Tràng. Hơn 500 năm cho một quá trình hình thành và phát triển Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát nghĩa là chén bát, đồ gốm và chữ Tràng là chỗ […..]
Từ lâu, gốm sứ là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt. Với đôi bàn tay khéo léo cùng khối óc sáng tạo, các nghệ nhân đã hình thành nên những làng nghề gốm sứ Việt Nam nổi tiếng một thời. Nghề gốm phát triển rải rác trải dài từ Bắc vào Nam, một số làng nghề gốm sứ nổi tiếng ở nước ta có thể kể đến như: làng gốm Chu Đậu, Bát Tràng, Phù lãng, Đông Triều, Thanh Hà, Phước Tích, Bầu Chúc, Biên Hòa, Bình Dương, Vĩnh Long. Ở mỗi nơi, nghề gốm được hình thành và có những đặc trưng riêng khác nhau. Có lúc hưng thịnh nhưng cũng có khi lụi tàn rồi lại hồi sinh trở lại. Làng Gốm Chu Đậu Gốm Chu Đậu là loại gốm cổ truyền Việt Nam thuộc tỉnh Hải Dương xuất hiện từ thế kỉ 13, phát […..]
Gốm sứ Việt Nam từ trước đến nay luôn là niềm tự hào của mảnh đất hình chữ S, mỗi làng gốm đều có lịch sử phát triển của riêng mình. Gốm Chu Đậu cũng được hình thành và phát triển theo những thăng trầm của dòng chảy lịch sử nước nhà. Tìm về cội nguồn lịch sử gốm Chu Đậu Vào khoảng thế kỷ 15, Chu Đậu là một xã nhỏ của huyện Thanh Lâm, châu Nam Sách, trấn Hải Dương, liền kề với tả ngạn sông Thái Bình, một nhánh sông Lục Đầu, có thể về Thăng Long và ra biển thuận lợi cho giao thương buôn bán với nước ngoài. Gốm Chu Đậu là dòng gốm cao cấp nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ 13 đến thế kỷ 14, tuy nhiên, làng gốm bắt đầu lụi tàn […..]
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 10km, men theo bờ sông Hồng có một làng gốm ven sông, làng gốm Bát Tràng. Trải qua hàng trăm năm lịch sử cùng với những thăng trầm, gốm Bát Tràng hôm nay ngày càng tiến xa hơn cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quá trình hình thành và phát triển của gốm Bát Tràng Thực tế, nghề làm gốm sứ ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. Các nhà khảo cổ Việt Nam từng phát hiện những dấu vết đồ gốm thô có niên đại 6000 năm trước với dáng vẻ thô sơ, hoa văn tô điểm hết sức đơn giản. Theo thời gian, các người thợ làm gốm đã có sự chau chuốt, bắt đầu quan tâm đến cái đẹp trong từng sản phẩm. Trong các làng nghề […..]
Cùng với các làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Biên Hòa, Bàu Trúc… làng gốm sứ Bình Dương cũng là một thương hiệu gốm nổi tiếng trong và ngoài nước. Làng gốm Bình Dương là nơi tập trung nhiều cơ sở, làng nghề sản xuất các mặt hàng gốm sứ lâu đời. Sự hình thành các làng nghề gốm sứ Bình Dương Theo tài liệu của Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Bình Dương thì làng gốm Bình Dương xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong đó có ba làng nghề sản xuất gốm sứ khá tập trung là: Tân Phước Khánh (Tân Uyên), Lái Thiêu (Thuận An) và Chánh Nghĩa (Thị xã Thủ Dầu Một) với hàng trăm cơ sở sản xuất, chủ nhân các lò sản xuất gốm tại đây đa số là người Việt gốc Hoa. Làng […..]
Làng gốm Phù Lãng là một trong những làm gốm nổi tiếng ở miền Bắc. Giống như làng gốm Bát Tràng, làng gốm Thổ Hà, làng gốm Phù Lãng cũng có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Các sản phẩm gốm Phù Lãng được nhiều người biết đến và ưa chuộng không chỉ ở chất lượng mà còn bởi sự mộc mạc, gần gũi và nghệ thuật tạo hình vô cùng độc đáo. Vài nét về làng gốm Phù Lãng – Bắc Ninh Làng gốm Phù Lãng là một làng nghề truyền thống rất lâu đời, làng gốm thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu thơ mộng, mang vẻ trầm tư của một làng nghề gốm cổ. Theo những tài liệu đã ghi chép lại thì Phù Lãng xuất hiện vào khoảng cuối thời nhà […..]
Men theo dọc dòng sông Cổ Chiên ở Vĩnh Long chúng ta rất dễ bắt gặp những lò gạch, gốm, nhìn từ xa tựa như những tòa lâu đài thu nhỏ. Không chỉ được biết đến là vùng đất trù phú với những vườn trái cây trĩu mọng, Vĩnh Long còn tự hào với những làng gốm truyền thống, nổi tiếng trong cả nước, thậm chí còn xuất khẩu ra cả nước ngoài. Vậy điều gì đã biến Vĩnh Long trở thành vương quốc gốm đỏ nổi tiếng miền Tây? Điều gì biến Vĩnh Long thành Vương quốc gốm đỏ? Gốm đỏ Vĩnh Long từ những ngày đầu hình thành Dòng Cửu Long đỏ nặng phù sa, hàng năm mang về cho vùng đồng bằng Nam Bộ hàng triệu mét khối phù sa. Không chỉ bồi đắp cho những cánh đồng lúa bạt ngàn, những miệt vườn trĩu đầy trái […..]